Đau mắt cá chân khi đi bộ – nguyên nhân do đâu?

Mắt cá chân là bộ phận nối giữa cẳng chân và bàn chân. Khi bị đau mắt cá chân thì có hai nguyên nhân phổ biến nhất.

1. Vì sao mắt cá chân phát đau khi đi bộ?

Đau mắt cá khi đi bộ thường liên quan đến chấn thương

Nguyên nhân khiến mắt cá chân đau nhức khi di chuyển thường đến từ chấn thương vật lý hoặc một số vấn đề cơ xương khớp, trong đó:

1.1. Chấn thương vật lý

Phần lớn trường hợp, đau mắt cá khi đi bộ thường liên quan đến chấn thương. Những tình trạng này có thể bao gồm:

Va chạm, té ngã

Vết bầm chủ yếu phát sinh khi mắt cá chịu tác động lớn từ ngoại lực, ví dụ như va chạm khi chơi thể thao hoặc té ngã. Các cơn đau trong trường hợp này sẽ mau chóng biến mất sau 2 – 3 tuần.

Căng dây chằng quá mức hoặc bong gân

Dây chằng là những dải mô cơ đóng vai trò cố định các đoạn xương và khớp. Việc hoạt động chân quá nhiều có khả năng kéo căng dây chằng ở mắt cá. Nếu tình trạng này kéo dài, vết rách có nguy cơ xuất hiện, từ đó dẫn đến bong gân và đau nhức khó tả.

Theo bác sĩ, vết rách ở dây chằng có thể tự bình phục. Tuy nhiên, cơ thể sẽ cần một thời gian dài, thường là vài tuần đến vài tháng, để làm được điều này.

Giãn dây chằng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
“Trong một lần tai nạn giao thông, tôi bị giãn dây chằng ở lưng ở mức độ nhẹ. Sau đó khoảng 1 tháng, lưng dần hết đau. Tuy nhiên dạo gần đây, lưng trở nên đau lại mỗi khi tôi vận động quá sức. Cho hỏi cách chữa giãn dây…

1.2. Các vấn đề về cơ xương khớp gây đau mắt cá khi đi bộ

Đôi khi mắt cá chân phát đau khi bạn đi lại có nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Một số tình trạng thường gặp có thể kể đến như:

Viêm xương khớp
Thoái hóa khớp (còn gọi là viêm xương khớp) đề cập đến tình trạng lớp sụn khớp bị bào mòn bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nguyên nhân gây đau mắt cá khi đi bộ có khả năng đến từ vấn đề này, nếu người bệnh đáp ứng một trong các yếu tố sau:

  • Cao tuổi
  • Thừa cân
  • Có tiền sử chấn thương tại mắt cá

Viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân gây đau mắt cá chân khi đi bộ

Bệnh thần kinh ngoại biên

Dây thần kinh ngoại biên chịu tổn thương rất dễ kéo theo các cơn đau phát sinh ở mắt cá chân, đặc biệt khi bệnh nhân đi lại. Tình trạng tổn thương này có nguy cơ xuất phát từ:

  • Sự hiện diện của khối u, bao gồm cả trường hợp lành tính hoặc ác tính
  • Chấn thương vật lý
  • Nhiễm trùng
  • Cấu trúc xương khớp lệch khỏi vị trí ban đầu, trực tiếp đè lên dây thần kinh

1.3. Bàn chân bẹt

Lòng bàn chân của mỗi người sau khi chào đời đều phẳng lỳ, không có lõm. Tuy nhiên, theo thời gian, các nhóm cơ tại đây sẽ dần dần phát triển và hình thành vòm bàn chân. Người không có vòm bàn chân hoặc độ cao của vòm quá nông sẽ được chẩn đoán mắc bệnh bàn chân bẹt.

Theo các chuyên gia, độ lõm lòng bàn chân chịu trách nhiệm phân tán bớt phản lực từ mặt đất lên cơ thể. Do đó, một người mắc hội chứng bàn chân bẹt thường có cảm giác đau nhức ở một số cơ quan khi đi lại, ví dụ như đau đầu gối, đau mắt cá chân…

2. Một số cách điều trị đau mắt cá thường thấy: liệu có thật sự hiệu quả?

Đi lại với cảm giác nhói đau ở mắt cá hoàn toàn không phải là tình trạng dễ chịu. Do đó, không ít người tìm cách loại bỏ những cơn đau này bằng một số biện pháp thông dụng sau:

2.1. Phương pháp RICE
RICE là một dạng sơ cứu chấn thương hiệu quả, bao gồm bốn bước đơn giản là:

Nghỉ ngơi (rest)
hườm lạnh (ice)
Băng bó (compress)
Nâng cao (elevate)

Điều trị đau mắt cá chân bằng phương pháp RICE

Theo nhiều chuyên gia, người bị đau mắt cá khi đi bộ nên biết làm thế nào để sơ cứu đúng cách, vì điều này có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị sau đó.

2.2. Dùng thuốc giảm đau

Đôi khi nhiều người lựa chọn dùng thuốc giảm đau như biện pháp xoa dịu tình trạng đau nhức khó chịu ở mắt cá chân khi di chuyển.

Mặc dù triệu chứng đau mắt cá dường như thuyên giảm đáng kể sau khi dùng thuốc, bạn vẫn cần lưu ý rằng thuốc giảm đau chỉ có hiệu quả tạm thời trong thời gian ngắn. Điều này khiến một số người bệnh quyết định tăng liều lượng hoặc kéo dài thời gian sử dụng để duy trì hiệu quả của thuốc.

Tuy nhiên, cách làm trên hoàn toàn sai lầm. Bạn không thể kéo dài tác dụng của thuốc giảm đau bằng cách này. Ngược lại, dùng sai liều lượng và uống thuốc trong thời gian dài có nguy cơ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan như dạ dày, gan hay thậm chí là thận.

2.3. Phẫu thuật

Một số người bị đau mắt cá khi đi lại do hội chứng bàn chân bẹt hoặc thoái hóa khớp có thể muốn điều trị bằng phẫu thuật. Tuy vậy, phẫu thuật mắt cá thực tế chỉ diễn ra khi:

Tình trạng đau nhức trở nặng.
Người bệnh không đáp ứng tốt với những biện pháp điều trị trước đó.

Nguyên nhân là do rủi ro tiềm ẩn của ca mổ quá lớn. Mặc dù tỷ lệ thành công cao nhưng đồng thời người bệnh vẫn có nhiều khả năng đối mặt với hàng loạt biến cố phát sinh sau hoặc trong khi phẫu thuật, ví dụ như: tổn thương dây thần kinh, gây tê liệt chân hay nhiễm trùng…

Do đó, nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị cho người bệnh, các chuyên gia về cơ xương khớp đã tìm ra những phương pháp có thể loại bỏ cơn đau ở mắt cá chân hoàn toàn mà không cần đến thuốc hoặc phẫu thuật.

3. Chữa đau mắt cá chân không dùng thuốc hay phẫu thuật

Hiện nay, người bị đau mắt cá khi đi bộ có thể lựa chọn cách chữa đau hoàn toàn mà không cần đến sự can thiệp của thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những phương pháp này sẽ phải thỏa mãn hai điều kiện sau để có thể phát huy tối đa công dụng của mình. Chúng bao gồm:

  • Được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm.
  • Trong quá trình tiến hành cần có sự góp mặt của các thiết bị máy móc chuyên dụng.

Khuyến Nghị

Điều trị càng sớm phác đồ càng đơn giản và hiệu quả nhanh. Nên đi thăm khám bác sỹ khi có những triệu chứng đầu tiên như: thấy đau thắt lưng, đau xương cùn cụt khi ngồi lâu, nóng, ngứa ran và tê bì dọc một bên chân giống như kiến cắn, đi lại, ho, hắt hơi thấy đau…

Tại Mỹ và các nước Châu Âu, phương pháp nắn chỉnh cột sống luôn là giải pháp được khuyên lựa chọn đầu tiên bởi hiệu quả tốt và an toàn, không dùng thuốc, không tác dụng phụ. Hầu hết các vận động viên thể thao đều có bác sĩ riêng để chăm sóc hệ xương khớp cột sống. Ngay cả những người dân bình thường cũng có thói quen nắn chỉnh cột sống định kỳ, điều chỉnh những sai lệch nhỏ nhất ngay ở thời điểm mới phát hiện, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh về đau thần kinh tọa và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Trung tâm Y khoa Chiropractic với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm về ấn nắn tác động cột sống điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp đã và đang giúp nhiều bệnh nhân chặn đứng các cơn đau, điều trị từ gốc bệnh, phục hồi tổn thương bằng cách kết hợp Y học Cổ truyền, phục hồi toàn diện chức năng vận động. Đồng thời, các bài tập tại nhà được các bác sỹ trực tiếp hướng dẫn giúp bệnh nhân duy trì lâu dài hiệu quả trị liệu, không tái phát bệnh.  

ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU MẮT CÁ CHÂN Ở ĐÂU HIỆU QUẢ

Trung tâm y khoa Chiropractic tọa lạc tại 102 Hùng Vương Phường 1, Q.10, TP.HCM là một địa chỉ chữa bệnh về cơ xương khớp có uy tín tại TP.HCM. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp hiện đại ấn nắn tác động cột sống, đưa các khớp về đúng vị trí, lưu thông mạch máu và dứt điểm chèn ép dây thần kinh phòng khám còn sử dụng Y học cổ truyền đả thông kinh lạc, đưa dưỡng chất vào huyệt đạo nuôi dưỡng, phục hồi chức năng sụn khớp giúp kết quả điều trị toàn diện nhất. 

1. Đội ngũ bác sĩ giỏi:

Quy tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm với tinh thần trách nhiệm cao. Luôn đem việc chữa trị cho bệnh nhân là mục tiêu hàng đầu, sẵn sàng giải đáp chính xác những thắc mắc của bệnh nhân.

Đội ngũ Bác Sĩ giàu kinh nghiệm tại Trung Tâm Y Khoa Chiropractic

2. Trang thiết bị, cơ sở hiện đại:

Được đầu tư và trang thiết bị y tế bài bản, góp phần giúp việc khám và chữa trị các bệnh về xương khớp đạt hiệu quả cao.

Cơ sở y tế đúng qui chuẩn, không gian thoáng đãng luôn tạo cảm giác thoải mái nhất cho bệnh nhân.

3. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp:

 Phòng khám xây dựng quy trình khám bệnh đơn giản, khoa học tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.

 Xây dựng hệ thống >>Tư vấn trực tuyến<< hoạt động liên tục 24/24, hỗ trợ hiệu quả công tác đặt lịch hẹn và tư vấn bệnh lý cho người bệnh.

Làm việc cả tuần bao gồm cả ngày chủ nhật, giúp người bệnh có thể chủ động sắp xếp thời gian thăm khám thích hợp.

Để tiến hành bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp bệnh nhân có thể đến tại Trung tâm Y khoa Chiropractic – Phòng khám Y dược Cổ truyền An Nam để được khám và chữa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bệnh nhân hãy nhấp chuột vào bảng chat phía dưới.

Kết quả điều trị của bệnh nhân bằng phương pháp Chiropractic

>>>Tham khảo thêm tại Facebook: Chiropractic cơ xương khớp

TRUNG TÂM Y KHOA CHIROPRACTIC

  • Địa chỉ: 102 Hùng Vương Phường 1, Q.10, TP.HCM
  • Điện thoại: 076 2282786 – 0828 627555
  • Thời gian làm việc: Nhận bệnh nhân tới 20H00

Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật.

môi trường phòng khám

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Hotline
076 228 2786

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Tư vấn
Chat với bác sĩ

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Đăng ký
Đặt lịch khám

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Hỗ trợ
Chỉ dẫn đường

x

    x