10 bệnh cột sống thường gặp ở người lớn tuổi

Cột sống liên quan mật thiết đến mọi hoạt động hàng ngày. Do đó, nhóm rối loạn cột sống này phổ biến hơn ở người lớn tuổi hoặc những người phải vận động nhiều. Bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ khi bị đau thắt lưng. Nguyễn nhân gây ra đau lưng cột sống có thể do xương, đĩa đệm giữa các đốt sống, dây chằng quanh cột sống, tủy sống và rễ, dây thần kinh, cơ vùng lưng. Mỗi cơ quan bị tổn thương sẽ có những triệu chứng riêng. Do đó, việc điều trị sẽ chỉ có hiệu quả nếu xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh.

1. Bệnh cột sống là gì?

Người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc các bệnh về cột sống

Cấu tạo cột sống là một chuỗi các xương hình trụ nằm ở phía sau, ngăn cách nhau bằng các đĩa đệm. Cột sống được coi là trụ cột có tác dụng nâng đỡ trọng lượng và giúp con người di chuyển, xoay trở và định hình toàn bộ cơ thể. Kết quả là bộ phận này dễ bị chấn thương, tạo ra những sai lệch về cấu trúc có thể dẫn đến rối loạn cột sống. Một trong những triệu chứng thường gặp ở những người có vấn đề về cột sống là đau lưng, bệnh này chiếm khoảng 80% các trường hợp.

2. Các bệnh về cột sống thường gặp

Dưới đây là 10 bệnh về cột sống phổ biến và dễ mắc phải nhất:

Thoát vị đĩa đệm

Bệnh xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, đâm xuyên qua dây chằng, chèn ép vào những rễ thần kinh, gây đau nhức, tê bì. Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của sang chấn hay do đĩa đệm bị thoái hóa, rách, nứt, có khả năng xảy ra tại bất kỳ khu vực nào của cột sống.
Người bệnh thường gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa). Vì tình trạng thoát vị đĩa đệm tại cột sống lưng là thường gặp nhất..

 Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là tình trạng viêm xương khớp, làm cho các sụn khớp tại cột sống, xương bị thoái hóa và suy yếu dần, không còn sự kết nối, vững chắc như trước. Đây là một căn bệnh mãn tính; có thể xảy ra ở vùng cột sống cổ, cột sống ngực hay ở cột sống thắt lưng.
Về lâu dài, bệnh thoái hóa cột sống có thể làm xuất hiện gai xương, khiến dây thần kinh, ống sống bị chèn ép và dẫn đến các cơn đau nhức khó chịu. Triệu chứng bệnh thường gặp là đau cột sống âm ỉ, đau có tính chất cơ học (cơn đau tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi), cứng cột sống và đau lưng khi ngủ dậy. Trong giai đoạn thoái hóa nặng, người bệnh có thể bị đau liên tục, có cảm giác lụp cụp khi cử động cột sống.

Bệnh thoái hóa cột sống có thể làm xuất hiện gai xương

Đau lưng cơ năng

Đau lưng cơ năng là một bệnh cột sống thường gặp, xảy ra khi các nhóm cơ vùng cột sống bị lực tác động mạnh, dẫn đến bị tổn thương hoặc chèn ép. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do lao động nặng hoặc ngồi sai tư thế trong thời gian dài.
Khi bị đau lưng cơ năng, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau nhức dữ dội ở vùng lưng, cường độ đau sẽ tăng lên khi người bệnh cố sức làm việc hoặc vận động. Chính vì vậy, tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là bệnh lý có biểu hiện đặc trưng là cảm giác đau, tê buốt dọc từ thắt lưng lan xuống mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân rồi đến ngón chân (đường đi của dây thần kinh tọa).
Đau thần kinh tọa có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp cột sống gây chèn ép vào dây thần kinh; từ đó dẫn đến tình trạng viêm đau, tê chân.

Đau thần kinh tọa nếu kéo dài có thể khiến chân bị yếu, teo cơ và không đi lại được.


Vẹo cột sống

Đây là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên của xương sống thẳng. Vẹo cột sống có khả năng làm đầu lệch sang một bên hay hai vai, hai hông mất cân xứng, bên thấp bên cao. Ngoài ra, bệnh lý này có thể làm lồng ngực hay lưng bên thấp bên cao.
Tình trạng cong vẹo nặng có thể gây cản trở những hoạt động của tim, phổi (suy tim, hạn chế hô hấp), làm hơi thở ngắn hay gây đau ngực. Phần lớn tình trạng vẹo cột sống không gây đau nhưng cũng có loại gây đau lưng. Vẹo cột sống có các dạng như: Vẹo cột sống ngực, vẹo cột sống thắt lưng, vẹo cột sống ngực – thắt lưng và vẹo cột sống kết hợp.

Khối u cột sống

U cột sống là các khối mô bất thường xuất hiện bên trong hay xung quanh tủy sống và cột sống. Khi các tế bào này tăng trưởng, nhân đôi không kiểm soát, chúng có khả năng tạo thành các khối u trong tủy sống. Đó có thể là khối u lành tính hay ác tính.
U nguyên phát bắt nguồn từ tủy sống hay cột sống. Trong khi, u thứ phát hoặc u di căn là do tế bào ung thư từ cơ quan khác lan tới cột sống. Khối u tại cột sống được phân theo vị trí u. Những vùng chính gồm cột sống cổ, ngực, thắt lưng – cùng. Chúng cũng được phân thành 3 nhóm lớn theo vị trí u như u trong màng cứng – ngoài tủy, u nội tủy và u ngoài màng cứng.

Hẹp ống sống

Khi các sụn khớp bị thoái hóa có thể hình thành nên gai xương, làm chèn ép dây thần kinh và thu hẹp không gian bên trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức, tê yếu cơ hoặc ngứa ran.
Hai loại hẹp ống sống thường gặp gồm hẹp ống sống cổ và hẹp ống sống ở thắt lưng. Bệnh thường tiến triển âm thầm trong thời gian dài, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như yếu hai tay, liệt tứ chi… nếu người bệnh không điều trị kịp thời.

Các sụn khớp bị thoái hóa có thể hình thành nên gai xương, làm chèn ép dây thần kinh

Chấn thương cột sống

Những chấn thương cột sống như té ngã đột ngột, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn thương do chơi thể thao đều có tác động mạnh lên cột sống, làm gãy xương cột sống, xẹp lún đốt sống hoặc tổn thương dây chằng, dẫn đến đau cột sống lưng trên.

Viêm cứng khớp cột sống

Viêm cứng khớp cột sống là tình trạng viêm khớp tại cột sống. Bệnh gây ra những cơn đau lưng kinh niên, thường xuất hiện vào ban đêm, gây ảnh hưởng xấu trực tiếp tới giấc ngủ, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ. Bệnh thường xảy ra vào độ tuổi 15 – 30 tuổi, xuất hiện ở nam giới nhiều hơn. Ngoài ra, bệnh còn có tính di truyền.

2.10. Viêm cột sống dính khớp

Đây là bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi các cơn đau, tổn thương khớp cùng chậu, cột sống, các khớp chi dưới. Bệnh làm một số đốt sống dính lại với nhau gây sưng lên, dẫn tới việc khó cử động làm gù, vẹo và tàn phế.
Một số trường hợp bệnh viêm cột sống dính khớp gây ảnh hưởng tới những khớp khác trong cơ thể như khớp háng, khớp gối, bàn chân, dây chằng, thậm chí còn ảnh hưởng tới những bộ phận như tim, gan và phổi.

3. Nguyên nhân gây ra các bệnh cột sống

Bệnh cột sống có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như:

 Do áp lực đè nặng lên cột sống

Sự căng giãn quá mức của cơ, dây chằng khi tập thể dục hay cố gắng nâng vật nặng; chấn thương; gãy xương; cơ cạnh cột sống bị co thắt là những tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh về cột sống.

 Do tư thế sinh hoạt không đúng

Bệnh cột sống cũng có thể là hệ quả của một loạt thói quen xấu, sinh hoạt sai tư thế như: Ngồi khom lưng, vắt chéo chân, đeo túi nặng một bên vai, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, đẩy kéo hoặc mang vác vật nặng không đúng cách,…

 Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra các bệnh về cột sống bao gồm: Béo phì, ít vận động, tính chất nghề nghiệp nặng nhọc, mang thai, tuổi tác, ăn uống thiếu chất, hút thuốc lá, mắc phải các bệnh lý như viêm xương khớp/viêm khớp dạng thấp hoặc tập thể dục với cường độ cao.


4. Bị bệnh cột sống có nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?

Tùy vào từng bệnh lý cột sống mà triệu chứng đau có thể âm ỉ hay dữ dội. Đôi khi cơn đau có thể biến mất nếu người bệnh nghỉ ngơi hay điều chỉnh tư thế đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan, nếu cơn đau vẫn âm ỉ hoặc tái phát, tốt nhất nên thăm khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Những trường hợp nên đến gặp bác sĩ ngay:

 Cơn đau kéo dài nhiều ngày.
 Đau thắt dữ dội, cứng khớp, khó cử động cơ thể.
 Phần xương vai, hông không đồng đều hoặc có hình dạng bất thường.
 Có khối viêm sưng ở lưng.
 Tay chân tê yếu, mất cảm giác.
 Sụt cân, buồn nôn và nôn, sốt.

5. Làm thế nào để chẩn đoán các bệnh về cột sống?

Để chẩn đoán các bệnh cột sống, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát bằng cách trao đổi về các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải, tiền sử bệnh lý; đồng thời kiểm tra mức độ và vị trí đau nhức hoặc có thể khám thần kinh nếu có chấn thương.
Tiếp đến, bác sĩ có thể sẽ cần đến những phương pháp chẩn đoán các bệnh lý cột sống thường được áp dụng gồm:

• Chụp X-quang: Đây là phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất, giúp bác sĩ đánh giá nhanh chóng và cơ bản về cấu trúc những phần cứng như xương đốt sống và tình trạng hẹp lỗ liên hợp.
• Chụp CT: Một số người bệnh sẽ cần chụp CT cột sống để khảo sát sâu hơn về cấu trúc của xương cột sống như trong chẩn đoán lao cột sống, u cột sống…
• Chụp MRI: Khi khảo sát những phần mềm như dây chằng, cơ, ống sống, tủy sống, rễ thần kinh, người bệnh sẽ cần chụp MRI cột sống.
• Đo điện cơ: Nếu nghi ngờ khả năng thần kinh của người bệnh bị chèn ép, bác sĩ sẽ chỉ định đo điện cơ để phát hiện sự bất thường (nếu có) do nguyên nhân này.

Các xét nghiệm được yêu cầu tùy thuộc vào từng tình trạng của người bệnh.

6. Các cách chữa bệnh cột sống hiện nay

Hiện nay, các bệnh về cột sống được điều trị bằng những phương pháp như:

 Chườm nóng/lạnh

Với những vùng sưng viêm, nóng rát ở xương khớp, người bệnh có thể chườm đá hoặc chườm nóng để xoa dịu cơn đau và giảm sưng tấy. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, chỉ giúp giảm đau tạm thời, không mang lại hiệu quả điều trị cao.

Thuốc giảm đau, giãn cơ

Dùng thuốc kéo dài còn khiến người bệnh dễ phụ thuộc vào thuốc

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, corticoid,… để giúp người bệnh giảm đau, sưng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách cắt cơn đau tức thì. Sau khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau có thể tái phát và trở nên dữ dội hơn.
Không chỉ vậy, dùng thuốc kéo dài còn khiến người bệnh dễ phụ thuộc vào thuốc; một số người còn tự ý tăng liều lượng, không theo chỉ định của bác sĩ, dẫn đến nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng đến thận, dạ dày.

Trị liệu Thần kinh Cột sống

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý cột sống và cơ xương khớp mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Hoạt động dựa trên mối quan hệ giữa cột sống và cơ thể, Chiropractic với các kỹ thuật nắn chỉnh chuyên khoa sẽ giúp đưa cấu trúc cột sống sai lệch về vị trí vốn có, nhờ đó giải phóng sự chèn ép dây thần kinh và cắt giảm cơn đau hiệu quả.

Khuyến Nghị

Điều trị càng sớm phác đồ càng đơn giản và hiệu quả nhanh. Nên đi thăm khám bác sỹ khi có những triệu chứng đầu tiên như: thấy đau thắt lưng, đau xương cùn cụt khi ngồi lâu, nóng, ngứa ran và tê bì dọc một bên chân giống như kiến cắn, đi lại, ho, hắt hơi thấy đau…

Tại Mỹ và các nước Châu Âu, phương pháp nắn chỉnh cột sống luôn là giải pháp được khuyên lựa chọn đầu tiên bởi hiệu quả tốt và an toàn, không dùng thuốc, không tác dụng phụ. Hầu hết các vận động viên thể thao đều có bác sĩ riêng để chăm sóc hệ xương khớp cột sống. Ngay cả những người dân bình thường cũng có thói quen nắn chỉnh cột sống định kỳ, điều chỉnh những sai lệch nhỏ nhất ngay ở thời điểm mới phát hiện, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh về đau thần kinh tọa và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Trung tâm Y khoa Chiropractic với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm về ấn nắn tác động cột sống điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp đã và đang giúp nhiều bệnh nhân chặn đứng các cơn đau, điều trị từ gốc bệnh, phục hồi tổn thương bằng cách kết hợp Y học Cổ truyền, phục hồi toàn diện chức năng vận động. Đồng thời, các bài tập tại nhà được các bác sỹ trực tiếp hướng dẫn giúp bệnh nhân duy trì lâu dài hiệu quả trị liệu, không tái phát bệnh.  

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG Ở ĐÂU HIỆU QUẢ

Trung tâm y khoa Chiropractic tọa lạc tại 102 Hùng Vương Phường 1, Q.10, TP.HCM là một địa chỉ chữa bệnh về cơ xương khớp có uy tín tại TP.HCM. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp hiện đại ấn nắn tác động cột sống, đưa các khớp về đúng vị trí, lưu thông mạch máu và dứt điểm chèn ép dây thần kinh phòng khám còn sử dụng Y học cổ truyền đả thông kinh lạc, đưa dưỡng chất vào huyệt đạo nuôi dưỡng, phục hồi chức năng sụn khớp giúp kết quả điều trị toàn diện nhất. 

1. Đội ngũ bác sĩ giỏi:

Quy tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm với tinh thần trách nhiệm cao. Luôn đem việc chữa trị cho bệnh nhân là mục tiêu hàng đầu, sẵn sàng giải đáp chính xác những thắc mắc của bệnh nhân.

Đội ngũ Bác Sĩ giàu kinh nghiệm tại Trung Tâm Y Khoa Chiropractic

2. Trang thiết bị, cơ sở hiện đại:

Được đầu tư và trang thiết bị y tế bài bản, góp phần giúp việc khám và chữa trị các bệnh về xương khớp đạt hiệu quả cao.

Cơ sở y tế đúng qui chuẩn, không gian thoáng đãng luôn tạo cảm giác thoải mái nhất cho bệnh nhân.

Điều trị bệnh cơ xương khớp bằng phương pháp Chiropractic

3. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp:

 Phòng khám xây dựng quy trình khám bệnh đơn giản, khoa học tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.

 Xây dựng hệ thống >>Tư vấn trực tuyến<< hoạt động liên tục 24/24, hỗ trợ hiệu quả công tác đặt lịch hẹn và tư vấn bệnh lý cho người bệnh.

Làm việc cả tuần bao gồm cả ngày chủ nhật, giúp người bệnh có thể chủ động sắp xếp thời gian thăm khám thích hợp.

Để tiến hành bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp bệnh nhân có thể đến tại Trung tâm Y khoa Chiropractic – Phòng khám Y dược Cổ truyền An Nam để được khám và chữa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bệnh nhân hãy nhấp chuột vào bảng chat phía dưới.

Kết quả điều trị của bệnh nhân bằng phương pháp Chiropractic

>>>Tham khảo thêm tại Facebook: Chiropractic cơ xương khớp

TRUNG TÂM Y KHOA CHIROPRACTIC

  • Địa chỉ: 102 Hùng Vương Phường 1, Q.10, TP.HCM
  • Điện thoại: 076 2282786 – 0828 627555
  • Thời gian làm việc: Nhận bệnh nhân tới 20H00

Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhậtt.

môi trường phòng khám

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Hotline
076 228 2786

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Tư vấn
Chat với bác sĩ

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Đăng ký
Đặt lịch khám

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Hỗ trợ
Chỉ dẫn đường

x

    x