Đau thần kinh tọa có để lại biến chứng gì không ?

Đau thần kinh tọa hiện nay không chỉ là bệnh lý chỉ gặp ở những người già, mà hầu hết tất cả các lứa tuổi, giới tính đều có khả năng gặp phải gây nên các khó khăn trong sinh hoạt, lao động và cuộc sống.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là cơn đau lan tỏa dọc từ thắt lưng qua hông và mông xuống bàn chân, tức là cơn đau ảnh hưởng đến tất cả những vùng mà dây thần kinh tọa chạy qua. Thông thường, cơn đau thần kinh tọa chỉ xảy ra ở một bên cơ thể và có tới 90% người bị đau thần kinh tọa được chữa khỏi mà không cần phẫu thuật.

Đau thần kinh tọa có để lại biến chứng hay không ?

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất và có vai trò quan trọng trong cơ thể. Bắt đầu từ cuối cột sống, chạy qua hông và mông, sau đó phân nhánh ở mỗi bên chân, kéo dài tới tận ngón chân. Khi dây thần kinh này bị tổn thương sẽ gây ra những cơn đau lan dọc từ thắt lưng tới cẳng chân và ngón chân. Tùy vào mỗi trường hợp, có thể là những cơn đau nhói , đau dữ dội hoặc đau như bị điện giật, châm chích vô cùng khó chịu.

Khi gặp phải một số triệu chứng dưới đây, người bệnh nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Cụ thể:

 Đau nhức tê tái dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau nghiêm trọng hơn sau một chấn thương bất kỳ.

 Đau vùng cột sống thắt lưng: cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ từ mông ra phía sau chân. Mức độ đau nặng hơn khi cúi, gập người.

 Tê ngứa hoặc yếu cơ ở chân, bàn chân khiến cho người bệnh gặp khó khăn mỗi khi di chuyển.

 Khó khăn trong kiểm soát ruột và bàng quang.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc chịu tổn thương bởi một trong những nguyên nhân sau đây:

Thoái hóa cột sống

Sự hao mòn tự nhiên của đốt sống hoặc tình trạng gai cột sống có thể dẫn đến hẹp ống sống, thường xảy ra ở người trên 60 tuổi. Sự thu hẹp này gây áp lực lên rễ của dây thần kinh tọa – Nguồn gốc của cơn đau thần kinh tọa.

Thoát vị đĩa đệm

Phần lớn những người bị đau thần kinh tọa là bởi thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí (giữa các đốt sống của cột sống) ấn vào rễ của dây thần kinh tọa gây đau nhức.

Viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu có thể gây đau ở mông, lưng dưới và thậm chí kéo dài xuống một hoặc cả hai chân. Cơn đau viêm khớp cùng chậu trở nên tồi tệ hơn khi đứng lâu hoặc leo cầu thang. 

Khối u cột sống

Không phổ biến nhưng một số ít trường hợp bị đau thần kinh tọa do trong hoặc dọc tủy sống và dây thần kinh tọa có sự tồn tại của các khối u. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khi khối u phát triển đè lên phần phân nhánh của dây thần tọa ở tủy sống. 

Hội chứng cơ tháp (Piriformis)

Hội chứng cơ tháp hay còn gọi là hội chứng cơ hình lê – Một cơ thuộc nhóm cơ mông bị sưng hoặc co thắt, kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh tọa (dây thần kinh tọa đi dọc theo bờ dưới của cơ hình lê) dẫn đến đau nhức.

Chấn thương hoặc nhiễm trùng

Một số nguyên nhân không phổ biến có thể dẫn đến đau thần kinh tọa là viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương, chẳng hạn như gãy xương.

Điểm chung của những yếu tố gây đau thần kinh tọa là đều kích thích hoặc đè nén lên dây thần kinh tọa. Thế nhưng, vẫn có một số trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể khiến vùng dây thần kinh tọa chạy qua bị đau nhức.

Những đối tượng có nguy cơ đau thần kinh tọa cao

Đau thần kinh tọa không “đóng đinh” cho bất kỳ ai, nhưng những đối tượng dưới đây được xếp vào nhóm nguy cơ cao, đó là:

Người ở độ tuổi từ 30 – 50
Phụ nữ mang thai
Người có bệnh xương khớp nền
gười bị béo phì
Người làm công việc nặng hoặc phải ngồi, đứng liên tục nhiều giờ
Người ít vận động
Người bị bệnh tiểu đường
Do làm nghề phải khuân vác các vật nặng, nghề lái xe đường dài,…

Đau thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi

Biến chứng nguy hiểm của đau thần kinh tọa

Cứng cột sống

Biến chứng này thường đi kèm với các cơn co thắt cơ bắp hoặc mất lực hoàn toàn ở chi dưới. Hiện tượng cứng cột sống xuất hiện phổ biến nhất là vào buổi sáng sau khi thức dây. Người bệnh có cảm giác cột sống bị đau, cứng khi nghiêng người hoặc di chuyển, gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày.

Lúc này, dáng đi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới tinh thần của người bệnh.

Bại liệt chi dưới

Tình trạng đau dây thần kinh tọa tiến triển nặng có thể sẽ gây bại liệt chi dưới. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất không thể chủ quan. Nếu bị bại liệt, người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào những người xung quanh trong sinh hoạt thường ngày

Teo cơ vận động

Vì đau thần kinh tọa gây đau nhức khó chịu từ lưng xuống bàn chân của người bệnh nên sẽ cản trở ít nhiều trong quá trình vận động. Theo tâm lý, người bệnh hạn chế cảm giác đau bằng cách ít vận động hơn. Để lâu, phần bên chân có dây thần kinh tọa bị tổn thương sẽ gặp tình trạng teo rút, mất dần chức năng. Do đó, hành động đơn giản như đi lại cũng khó mà thực hiện được.

Đau thần kinh tọa để lại nhiều biến chứng nặng nề

Đại tiểu tiện mất kiểm soát

Đây là một biến chứng mà người bệnh không kiểm soát được việc tiểu tiện/đại tiện làm cho nước tiểu và phân thoát ra ngoài ý muốn. Biến chứng này ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh.

Hơn nữa, người bệnh sẽ gặp phải nhiều bất ổn về tâm lý như: sợ hãi, tự ti, lo lắng và dễ cáu gắt. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề cả sức khỏe lẫn tinh thần.

Phương pháp điều trị

Dùng thuốc

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm để làm giảm các cơn đau do đau dây thần kinh tọa gây ra. Các loại thuốc này bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen…

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nguyên nhân đau thần kinh tọa có thể là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nên nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh không thể nào khỏi bệnh. Hơn nữa, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng gan, thận và dạ dày… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân để tìm được liệu trình chữa đau thần kinh tọa thích hợp.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định cho những bệnh nhân đau dây thần kinh tọa không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc xuất hiện các biến chứng như: cơ yếu đi đáng kể, mất khả năng kiểm soát ruột – bàng quang. Lúc này, bác sĩ sẽ loại bỏ nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép như gai cột sống, một phần đĩa đệm bị thoát vị, khối u…

Trị liệu thần kinh cột sống

Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi Chiropractic, là phương pháp điều trị không thuốc, không phẫu thuật theo tiêu chuẩn Mỹ. Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện nắn chỉnh bằng tay để đưa các đốt sống về đúng vị trí vốn có và giảm áp lực lên đĩa đệm. Nhờ đó, áp lực từ đĩa đệm lên dây thần kinh sẽ được giải phóng hiệu quả.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng điều chỉnh vị trí cột sống, tăng cường sức mạnh các cơ bắp hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt các cơ. Điều này giúp phục hồi chức năng vận động của cơ-xương-khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

Khuyến Nghị

Điều trị càng sớm phác đồ càng đơn giản và hiệu quả nhanh. Nên đi thăm khám bác sỹ khi có những triệu chứng đầu tiên như: , nóng, ngứa ran và tê bì dọc một bên chân giống như kiến cắn, đi lại, ho, hắt hơi thấy đau…

Tại Mỹ và các nước Châu Âu, phương pháp nắn chỉnh cột sống luôn là giải pháp được khuyên lựa chọn đầu tiên bởi hiệu quả tốt và an toàn, không dùng thuốc, không tác dụng phụ. Hầu hết các vận động viên thể thaothấy đau thắt lưng, đau xương cùn cụt khi ngồi lâu đều có bác sĩ riêng để chăm sóc hệ xương khớp cột sống. Ngay cả những người dân bình thường cũng có thói quen nắn chỉnh cột sống định kỳ, điều chỉnh những sai lệch nhỏ nhất ngay ở thời điểm mới phát hiện, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh về đau thần kinh tọa và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Trung tâm Y khoa Chiropractic với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm về ấn nắn tác động cột sống điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp đã và đang giúp nhiều bệnh nhân chặn đứng các cơn đau, điều trị từ gốc bệnh, phục hồi tổn thương bằng cách kết hợp Y học Cổ truyền, phục hồi toàn diện chức năng vận động. Đồng thời, các bài tập tại nhà được các bác sỹ trực tiếp hướng dẫn giúp bệnh nhân duy trì lâu dài hiệu quả trị liệu, không tái phát bệnh.  

ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA Ở ĐÂU HIỆU QUẢ

Trung tâm y khoa Chiropractic tọa lạc tại 102 Hùng Vương Phường 1, Q.10, TP.HCM là một địa chỉ chữa bệnh về cơ xương khớp có uy tín tại TP.HCM. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp hiện đại ấn nắn tác động cột sống, đưa các khớp về đúng vị trí, lưu thông mạch máu và dứt điểm chèn ép dây thần kinh phòng khám còn sử dụng Y học cổ truyền đả thông kinh lạc, đưa dưỡng chất vào huyệt đạo nuôi dưỡng, phục hồi chức năng sụn khớp giúp kết quả điều trị toàn diện nhất. 

1. Đội ngũ bác sĩ giỏi:

Quy tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm với tinh thần trách nhiệm cao. Luôn đem việc chữa trị cho bệnh nhân là mục tiêu hàng đầu, sẵn sàng giải đáp chính xác những thắc mắc của bệnh nhân.

Đội ngũ Bác Sĩ giàu kinh nghiệm tại Trung tâm Y khoa Chiropractic

2. Trang thiết bị, cơ sở hiện đại:

Được đầu tư trang thiết bị y tế bài bản, góp phần giúp việc khám và chữa trị các bệnh về xương khớp đạt hiệu quả cao.

Cơ sở y tế đúng qui chuẩn, không gian thoáng đãng luôn tạo cảm giác thoải mái nhất cho bệnh nhân.

Bác Sĩ tại Trung tâm Y khoa Chiropractic kiểm tra tình trạng bệnh của bệnh nhân

3. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp:

 Phòng khám xây dựng quy trình khám bệnh đơn giản, khoa học tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.

 Xây dựng hệ thống >>Tư vấn trực tuyến<< hoạt động liên tục 24/24, hỗ trợ hiệu quả công tác đặt lịch hẹn và tư vấn bệnh lý cho người bệnh.

Làm việc cả tuần bao gồm cả ngày chủ nhật, giúp người bệnh có thể chủ động sắp xếp thời gian thăm khám thích hợp.

Để tiến hành bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp bệnh nhân có thể đến tại Trung tâm Y khoa Chiropractic – Phòng khám Y dược Cổ truyền An Nam để được khám và chữa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bệnh nhân hãy nhấp chuột vào bảng chat phía dưới.

Kết quả điều trị của bệnh nhân bằng phương pháp Chiropractic

>>>Tham khảo thêm tại Facebook: Chiropractic cơ xương khớp

TRUNG TÂM Y KHOA CHIROPRACTIC

  • Địa chỉ: 102 Hùng Vương Phường 1, Q.10, TP.HCM
  • Điện thoại: 076 2282786 – 0828 627555
  • Thời gian làm việc: Nhận bệnh nhân tới 20H00

Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật.

môi trường phòng khám

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Hotline
076 228 2786

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Tư vấn
Chat với bác sĩ

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Đăng ký
Đặt lịch khám

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Hỗ trợ
Chỉ dẫn đường

x

    x