Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không ?

Bệnh đau thần kinh tọa có rất nhiều phương pháp để điều trị. Người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng bệnh. Cần chú ý đến việc đi lại đúng tư thế, tập luyện đúng cách và không vận động quá sức.

1. Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không ?

Đau thần kinh tọa là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, những biến chứng đau thần kinh tọa gây nhiều khó chịu cho người bệnh và có thể gây suy giảm chức năng vận động.

Khi bị đau dây thần kinh tọa mãn tính, cơn đau có thể xuất hiện liên tục và kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến hệ cơ, gây ra yếu và teo cơ, ví dụ như chứng thả bàn chân (tên gọi khác: tổn thương thần kinh mác, bàn chân rớt, foot drop). Tình trạng này khiến chân người bệnh thường xuyên bị tê và không thể đi lại bình thường.

Nguy hiểm hơn, đau dây thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, từ đó dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn ở chân.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa

Bệnh đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm là tấm đệm nằm giữa các đốt sống của cột sống. Khi đĩa đệm này lồi ra, nó có thể chèn ép dây thần kinh và gây ra cảm giác đau cho người bệnh. Đây chính là tình trạng đau thần kinh tọa.

Hẹp cột sống: Tình trạng hẹp cột sống cũng có nguy cơ chèn ép và gây đau dây thần kinh tọa. Hẹp cột sống thường xảy ra ở những trường hợp trên 60 tuổi. 

Khối u cột sống: Những bệnh nhân có khối u bên trong tủy sống hoặc dọc theo tủy sống cũng có nguy cơ phải đối mặt với bệnh đau thần kinh tọa. Vì khi những khối u phát triển về kích thước, nó sẽ gây ra những tác động, những áp lực nhất định lên các dây thần kinh cột sống. 

Bệnh đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân gây ra

Viêm khớp, thoái hóa khớp: Khi mắc phải tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp, dây thần kinh tọa có thể bị kích thích và sưng lên, từ đó gây đau. 

Những trường hợp bị chấn thương hay nhiễm trùng cũng dễ bị đau thần kinh tọa. 

Người mắc phải hội chứng cơ hình lê: Theo các chuyên gia, cơ hình lê ở sâu bên trong mông. Loại cơ này có chức năng kết nối cột sống dưới với xương đùi, chạy qua dây thần kinh tọa. Trong trường hợp cơ hình lê bị co thắt sẽ gây áp lực lên dây thần kinh tọa khiến cho người bệnh bị đau.

Những triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa:

Thông thường những cơn đau dây thần kinh tọa thường xuất phát từ dưới lưng, sau đó lan rộng xuống mông và phía sau chân. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể xuất hiện những triệu chứng như sau:

Thắt lưng, mông, mặt sau của cẳng chân xuất hiện những cơn đau, mỏi cơ, tê cứng, nóng rát hoặc ngứa râm ran, cảm giác yếu cơ,…

Tùy vào mức độ bệnh mà cơn đau có thể nhẹ hoặc nhức buốt nghiêm trọng.

Người bệnh có thể bị tê chân dọc theo dây thần kinh tọa, ngón chân và bàn chân có cảm giác ngứa râm ran. 

Dáng đi của người bệnh có sự bất thường, bên cao, bên thấp. 

Đối với một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh có cảm giác đau khi cúi người, khi hắt hơi hoặc ho, đau khi ngồi quá lâu,… Tuy nhiên, khi được nghỉ ngơi, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm. 

Một vài trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh rất khó khăn khi đi lại, thậm chí không thể đi lại. 

Trong trường hợp rễ thần kinh bị tổn thương, người bệnh có thể mất cảm giác ở chi dưới hoặc không kiểm soát khi đại tiểu tiện.

Nếu thấy những triệu chứng bất thường này, bạn nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh kịp thời, hạn chế biến chứng nghiêm trọng. 

3. Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không ?

3.1. Bệnh nhân đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Bệnh nhân đau thần kinh tọa có nên đi bộ không ?

Như đã nói ở phía trên, bệnh nhân đau thần kinh tọa bị ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí rất khó khăn khi vận động. Tình trạng đau nhức khiến người bệnh luôn mệt mỏi và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Khi vận động liên tục hoặc với cường độ mạnh thì những cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cũng chính vì thế, rất nhiều người thắc mắc bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không, họ lo ngại đi bộ sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. 

Câu trả lời là bạn không cần quá lo ngại, người bị đau thần kinh tọa vẫn có thể đi bộ. Ngược lại, nếu người bệnh hạn chế đi lại, lười vận động thì xương khớp sẽ kém linh hoạt hơn, các chi yếu hơn và bệnh có nguy cơ ngày càng trầm trọng hơn. 

Đi bộ hàng ngày cũng là một cách để rèn luyện sức khỏe và giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân. Cụ thể, khi đi bộ, bệnh nhân sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như giúp cơ xương giãn ra, đồng thời giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó, đi bộ cũng là một cách giúp lưu thông máu, giúp nuôi dưỡng sụn khớp tốt và phòng ngừa bệnh gai cột sống.

3.2. Hướng dẫn đi bộ đúng cách để nhận được hiệu quả tốt nhất

Hướng dẫn cách đi bộ đúng cách để có kết quả tốt nhất

Với những người khỏe mạnh, đi bộ là một bài tập đơn giản và dễ dàng. Nhưng đối với những người bị bệnh đau thần kinh tọa thì khi đi bộ bạn cần phải chú ý rất nhiều, cần phải đi bộ đúng cách, nếu không sẽ có thể gây phản tác dụng. Đặc biệt, bạn cần đeo đai bảo vệ lưng khi vận động, tập luyện. Dưới đây là những lưu ý giúp người bệnh đi bộ đúng cách. 

Chú ý đến khởi động

Khởi động là vấn đề rất quan trọng trước khi bạn bắt đầu tập bất cứ một môn thể thao nào. Khởi động lại càng quan trọng hơn đối với người bị đau thần kinh tọa. Những bài tập làm nóng cơ thể trước khi đi bộ sẽ khiến xương khớp giãn ra và dẻo dai hơn, đồng thời độ đàn hồi tốt hơn, làm giảm sự chèn ép lên dây thần kinh tọa khi vận động. 

Hơn nữa, khởi động ít nhất 10 phút cũng là cách giúp hạn chế những vấn đề như sai khớp, chuột rút,… trong quá trình đi bộ. Bên cạnh đó, bạn nên chọn cho mình loại giày phù hợp, vừa với chân và trang phục thấm hút tốt, nên chuẩn bị nước mang theo và lựa chọn địa hình bằng phẳng.

Thời gian đi bộ

Người bệnh chỉ nên đi bộ khoảng 20 phút mỗi ngày. Duy trì đều đặn, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực về sức khỏe. Có thể nghỉ giữa quãng khoảng 5 phút để tránh quá sức.

Nếu những dấu hiệu đau thuyên giảm tích cực, bạn có thể tăng thời gian đi bộ lên khoảng 30 phút mỗi ngày. Nhưng ngược lại, nếu tình trạng đau nhức càng nghiêm trọng hơn thì bạn nên dừng đi bộ. 

4. Kết hợp thần kinh cột sống và các bài tập vật lý trị liệu

Trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu đều rất tốt cho bệnh đau thần kinh tọa. Tại Trung Tâm Y Khoa Chiropractic, phương pháp điều trị cho bệnh lý đau thần kinh tọa bao gồm Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với Vật lý trị liệu và các thiết bị máy móc hiện đại nhằm tác động trực tiếp nguyên nhân gây bệnh, giúp chữa lành các cơn đau một cách tự nhiên mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến trình điều trị, các Bác Sĩ chuyên khoa tại Trung Tâm Y Khoa Chiropractic còn sử dụng kết hợp các công nghệ hiện đại từ Hoa Kỳ như:

Hệ thống Laser cường độ cao: Với công suất đầu ra cao hơn 30 – 50 lần so với Laser truyền thống và độ xuyên thấu cao giúp tia/chùm laser tạo kích thích và chữa lành những vị trí đau trên cơ thể.
Sóng xung kích Shockwave: là kĩ thuật điều trị không xâm lấn điều trị các cơn đau xương khớp cục bộ, hiệu quả cao mà không cần phẫu thuật.
Hệ thống máy siêu âm: sự lan truyền của sóng siêu âm tương ứng với tần số siêu âm cụ thể tạo nên hiện tượng xoa bóp vi thể giúp giãn cơ, tăng tuần hoàn và dinh dưỡng vùng trị liệu. Máy siêu âm có tác dụng kiểm soát các cơn đau giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, hỗ trợ gia tăng sức mạnh cơ giúp cải thiện, kiểm soát, tăng cường tại những vùng chi thể bị tổn thương.

Khuyến Nghị

Điều trị càng sớm phác đồ càng đơn giản và hiệu quả nhanh. Nên đi thăm khám bác sỹ khi có những triệu chứng đầu tiên như: thấy đau thắt lưng, đau xương cùn cụt khi ngồi lâu, nóng, ngứa ran và tê bì dọc một bên chân giống như kiến cắn, đi lại, ho, hắt hơi thấy đau…

Tại Mỹ và các nước Châu Âu, phương pháp nắn chỉnh cột sống luôn là giải pháp được khuyên lựa chọn đầu tiên bởi hiệu quả tốt và an toàn, không dùng thuốc, không tác dụng phụ. Hầu hết các vận động viên thể thao đều có bác sĩ riêng để chăm sóc hệ xương khớp cột sống. Ngay cả những người dân bình thường cũng có thói quen nắn chỉnh cột sống định kỳ, điều chỉnh những sai lệch nhỏ nhất ngay ở thời điểm mới phát hiện, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh về đau thần kinh tọa và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Trung tâm Y khoa Chiropractic với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm về ấn nắn tác động cột sống điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp đã và đang giúp nhiều bệnh nhân chặn đứng các cơn đau, điều trị từ gốc bệnh, phục hồi tổn thương bằng cách kết hợp Y học Cổ truyền, phục hồi toàn diện chức năng vận động. Đồng thời, các bài tập tại nhà được các bác sỹ trực tiếp hướng dẫn giúp bệnh nhân duy trì lâu dài hiệu quả trị liệu, không tái phát bệnh.  

ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA Ở ĐÂU HIỆU QUẢ

Trung tâm y khoa Chiropractic tọa lạc tại 102 Hùng Vương Phường 1, Q.10, TP.HCM là một địa chỉ chữa bệnh về cơ xương khớp có uy tín tại TP.HCM. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp hiện đại ấn nắn tác động cột sống, đưa các khớp về đúng vị trí, lưu thông mạch máu và dứt điểm chèn ép dây thần kinh phòng khám còn sử dụng Y học cổ truyền đả thông kinh lạc, đưa dưỡng chất vào huyệt đạo nuôi dưỡng, phục hồi chức năng sụn khớp giúp kết quả điều trị toàn diện nhất. 

1. Đội ngũ bác sĩ giỏi:

Quy tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm với tinh thần trách nhiệm cao. Luôn đem việc chữa trị cho bệnh nhân là mục tiêu hàng đầu, sẵn sàng giải đáp chính xác những thắc mắc của bệnh nhân.

Đội ngũ Bác Sĩ giàu kinh nghiệm tại Trung Tâm Y Khoa Chiropractic

2. Trang thiết bị, cơ sở hiện đại:

Được đầu tư và trang thiết bị y tế bài bản, góp phần giúp việc khám và chữa trị các bệnh về xương khớp đạt hiệu quả cao.

Cơ sở y tế đúng qui chuẩn, không gian thoáng đãng luôn tạo cảm giác thoải mái nhất cho bệnh nhân.

3. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp:

 Phòng khám xây dựng quy trình khám bệnh đơn giản, khoa học tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.

 Xây dựng hệ thống >>Tư vấn trực tuyến<< hoạt động liên tục 24/24, hỗ trợ hiệu quả công tác đặt lịch hẹn và tư vấn bệnh lý cho người bệnh.

Làm việc cả tuần bao gồm cả ngày chủ nhật, giúp người bệnh có thể chủ động sắp xếp thời gian thăm khám thích hợp.

Để tiến hành bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp bệnh nhân có thể đến tại Trung tâm Y khoa Chiropractic – Phòng khám Y dược Cổ truyền An Nam để được khám và chữa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bệnh nhân hãy nhấp chuột vào bảng chat phía dưới.

Kết quả điều trị của bệnh nhân bằng phương pháp Chiropractic

>>>Tham khảo thêm tại Facebook: Chiropractic cơ xương khớp

TRUNG TÂM Y KHOA CHIROPRACTIC

  • Địa chỉ: 102 Hùng Vương Phường 1, Q.10, TP.HCM
  • Điện thoại: 076 2282786 – 0828 627555
  • Thời gian làm việc: Nhận bệnh nhân tới 20H00

Làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật.

môi trường phòng khám

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Hotline
076 228 2786

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Tư vấn
Chat với bác sĩ

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Đăng ký
Đặt lịch khám

Trung tâm Y khoa CHIROPRACTIC

Hỗ trợ
Chỉ dẫn đường

x

    x